Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả thông qua các bước ngâm ủ giống rau trồng, chọn đất hữu cơ, ủ phân bón cho rau trồng, đảm bảo cung cấp ánh nắng và lượng nước tưới cho rau trồng sẽ giúp bạn có được vụ thu hoạch bội thu

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả

Ngâm ủ hạt giống đúng cách

Hạt giống được ngâm ngủ trong nước ấm pha theo tỷ lệ 2 nước sôi 3 nước lạnh trong khoảng thời gian từ 2-4h sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn. Tùy theo từng loại hạt giống sẽ có thời gian ngâm ủ và lưu ý khác nhau. Sau khi ngâm xong có thể đặt hạt giống lên khăn ẩm hoặc bông gòn ẩm, tuy nhiên không quá nhũn nước để tránh gây hỏng hạt giống. Tiếp theo nên cho vào túi vải (không quá kín) để ở nhiệt độ phòng 1-2 ngày để hạt nảy mầm. Trong thời gian này, nên kiểm tra xem hạt đã nảy mầm chưa, tránh rễ đã ra quá dài, khi tách hạt cho vào đất sẽ dễ gây chết cây.

>>> Xem thêm: Rau hữu cơ sạch

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả

Chọn đất thịt hữu cơ để trồng rau 

Ưu tiên chọn đất thịt hữu cơ để trồng rau sạch hữu cơ tại nhà, đặc biệt là những loại rau ăn lá như xà lách, mồng tơi, tần ô… đất thịt hữu cơ sẽ là lựa chọn cần được ưu tiên, do đây là loại đất với đặc tính phù hợp nhất để trồng rau, cũng như đỡ công thay đất. Những loại đất khác như tribat, đất sạch với thành phần chủ yếu là tro trấu, xơ dừa, phân bón trộn lại với nhau, hàm lượng đất thịt rất ít, khi trồng sẽ phải phối trộn lại nhiều và thay đất thường xuyên mới đảm bảo rau phát triển ổn định.

Trường hợp muốn tận dụng đất trồng có sẵn tại nhà, đất nên được trộn lại dinh dưỡng, nhưng khá khó khăn do đất này thường bị chai cứng, ít dưỡng chất cần cho rau, lại phải xử lý mầm bệnh rất tốn công và thời gian.

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả

Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ cho rau trồng

Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ cho rau trồng sẽ mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ủ phân hữu cơ. Vì vậy khi các bạn dùng phân hóa học bón cho rau trồng chúng ta phải kiểm soát lượng phân hóa học dùng cho rau, chúng ta có thể dùng phân hóa học trong trường hợp không có nguồn phân hữu cơ đảm bảo chất lượng, nhưng ở liều lượng cho phép và thời gian cách ly an toàn. Những loại phân bón hóa học như urê, lân… có giá thành không quá cao lại dễ mua, chỉ cần pha loãng vào nước tưới vào rau là được.

Trồng rau hữu cơ nên ưu tiên hàng đầu vẫn là dùng những sản phẩm phân bón hoàn toàn hữu cơ và có nguồn gốc rõ ràng. Ưu tiên dùng phân gà hữu cơ vi sinh đã qua xử lý như phân hữu cơ vi sinh nhãn hiệu Gà Cồ Xanh nhằm cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết, tuy nhiên liều lượng nên được khống chế ở mức phù hợp do đặc tính phân gà nóng dễ làm chết cây và nên dùng chủ yếu cho bón lót, trường hợp sử dụng cho bón thúc nên bón cách gốc để an toàn cho cây. Phân bò cũng là lựa chọn được nhiều “nông dân thành thị” ưu tiên sử dụng, tuy nhiên phân bò có tác dụng chủ yếu là tạo độ mùn cho đất, hàm lượng dinh dưỡng không cao và nếu dùng quá nhiều sẽ dễ sinh ốc sên, đặc biệt là vào mùa mưa. Những loại phân bón khác như phân trùn quế (loại này bản chất giống như phân bò), phân dơi… cần tìm hiểu rõ nguồn gốc trước khi sử dụng.

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả

Đảm bảo cung cấp ánh nắng cho rau trồng tại nhà

Rau trồng tại nhà chủ yếu là những loại rau cần nắng, nên vị trí trồng phải đảm bảo ít nhất 4-6 giờ nắng trực tiếp cho một ngày. Chúng ta nên trồng rau trên sân thượng có mái tre tránh ánh nắng trực tiếp để rau có thể phát triển khỏe mạnh. Nếu thiếu nắng rau thường có những biểu hiện như ốm dài, vượt đọt và lá không được đậm màu như vốn có. Trường hợp những loại rau ưa bóng như diếp cá, rau mùi… thì nên trồng bên dưới tán của những loại cây khác.

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả

Tưới lượng nước phù hợp với từng loại rau trồng

Rau trồng có nhu cầu nước rất cao, đặt biệt nếu vị trí trồng có thời gian nắng từ sáng đến chiều, mặc dù điều kiện nắng này sẽ thuận tiện cho rau quang hợp, tuy nhiên sẽ dễ mất nước hơn rất nhiều.  Trường hợp rau mới nảy mầm, nếu lượng nước tưới không đủ thậm chí sẽ gây chết cây. Nên lượng nước tối thiểu cần được duy trì ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều mát cho những ngày nắng. Ngày thời tiết mưa, rau nên được che chắn để tránh dập nát cũng như ngưng lượng nước tưới để tránh lượng nước thoát không kịp sẽ gây úng rễ và dễ sinh những bệnh do nấm gây ra.

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả

Thu hoạch rau an toàn và hiệu quả

Đối với những loại rau có thể thu hoạch nhiều lần như rau muống, mồng tơi… bạn nên dùng dao, kéo để cắt, tránh làm tổn thương thân và nhánh, để cây có thể phát triển thêm nhánh mới. Những loại rau thu hoạch một lần như rau cải, xà lách… nên được gieo dày và trong quá trình cây lớn sẽ thu hoạch bằng cách nhổ cả cây lên, tỉa thưa dần tránh gây ảnh hưởng đến cây khác.  Những cây còn lại lúc này sẽ phát triển nhanh hơn do không bị cạnh tranh dinh dưỡng.

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả

Cải tạo đất trồng sau mỗi vụ mùa

Việc cải tạo đất trồng rau sau mỗi vụ có tác dụng rất lớn ảnh hưởng đến năng suất của vụ thu hoạch sau. Đất thịt sau khi thu hoạch chỉ cần được xới đều, bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh là có thể trồng lại bình thường. Sau 5-6 tháng có thể cải tạo đất theo tỷ lệ 5 đất thịt: 3 phân bón:2 chất độn (tro trấu, xơ dừa). Trường hợp rễ rau của mùa vụ trước còn tồn đọng lại nhiều sẽ dễ ủ mầm bệnh gây hại cho mùa vụ tiếp theo, bạn nên nhặt hết rễ sau đó mang đi phơi nắng từ 4-5 ngày, trộn cải tạo đất và sử dụng bình thường.

Trường hợp dùng đất tribat và đất sạch cho vườn trồng, sau vụ mùa nên cân nhắc chất lượng đất để xem có nên sử dụng tiếp hay không. Nếu muốn tận dụng loại đất này nên được bổ sung phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt nên được bổ sung thêm đất thịt để mùa vụ sau rau có  thể phát triển hiệu quả.

Kinh nghiệm trồng rau hữu cơ tại nhà hiệu quả

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM