Mô hình sản xuất và kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ hiệu quả

Mô hình sản xuất và kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ sạch hiệu quả cho giá trị kinh tế cao hơn sản xuất rau thông thường. Những mô hình trồng rau hữu cơ điển hình mang lại thu nhập cao cho người nông dân Việt Nam

Mô hình sản xuất và kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ hiệu quả

1 số mô hình sản xuất rau hữu cơ hiệu quả

Mô hình trồng rau hữu cơ ở Lương Sơn - Hòa Bình

Rau hữu cơ an toàn nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình được hợp tác xã  xóm Mòng, huyện Lương Sơn áp dụng triển khai từ năm 2008 dưới sự kết hợp của nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Để tham gia dự án, nông dân phải trải qua đợt tập huấn kéo dài 3 tháng về phương pháp trồng và cách chăm sóc rau hữu cơ.

Giống rau Hữu cơ được trồng được cung cấp từ trung tâm giống cây trồng của tỉnh Hòa Bình. Rau hữu cơ sạch không được phép sử dụng các loại hóa chất để bón, tưới cho rau, đồng thời, bón phân chuồng ủ hoai mục thay cho phân hóa học. Để phòng trừ sâu bọ, người dân sử dụng các biện pháp truyền thống như bắt sâu bằng tay hoặc pha chế thuốc bảo vệ thực vật từ nhiều loại thảo mộc như gừng, tỏi, ớt rồi ngâm với rượu để phun xịt.

>>> Xem thêm: Rau hữu cơ sạch

Mô hình sản xuất và kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ hiệu quả

Mô hình tháp rau hữu cơ

Tháp rau được thiết kế với lõi tháp để chứa rác hữu cơ (cuống rau, vỏ hoa quả, cơm nguội, bã cafe, bã chè…ngoại trừ thịt động vật và mắm muối), giun trong đất sẽ ăn rác hữu cơ hoai mục, di chuyển khắp thân tháp và thải ra phân giun (trùn quế) làm cho đất luôn tơi xốp và màu mỡ, nên người trồng không cần phải bón thêm phân và cải tạo lại đất.

Tháp có độ dày của đất (đường kính 55 cm, sâu hơn 90 cm) nên giữ nước tốt, không làm đất nóng lên dưới ánh năng mặt trời. Điều đó vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của rau, vì sức nóng của đất có thể làm hỏng các mao mạch của rễ rau khiến rau có thể chết hoặc không có khả năng hút đủ chất dinh dưỡng nên sẽ phát triển chậm.

Dịch trà trùn được tạo ra bởi quá trình phân hủy rác của giun và nước tưới hàng ngày chảy xuống khay đựng dịch trà trùn, là 1 loại nước thánh cho rau sinh trưởng cực tốt. Dùng dịch trà trùn tưới đều lên đỉnh tháp và ngấm xuống từng gốc cây rau. Bạn sẽ không thể tin nổi tại sao rau lại phát triển tốt như thế và đặc biệt cực kỳ ít nấm mốc (do dịch trà trùn ức chế sự phát triển của nấm mốc).

Mô hình sản xuất và kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ hiệu quả

Thịt lợn hữu cơ Sóc Sơn, Hà Nội

Tại trang trại Bảo Châu, Sóc Sơn, Hà Nội, đàn lợn được nuôi theo phương pháp hữu cơ, kết hợp công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M của Nhật Bản. Người dân chăn nuôi theo quy trình đảm bảo "3 không" là không thức ăn có nguồn gốc từ động vật, không kháng sinh và không chất cấm trong chăn nuôi.

Công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M được đưa vào quá trình sản xuất thức ăn, làm đệm lót sinh học trong chuồng trại, giúp người nuôi quản lý các yếu tố về môi trường, dịch bệnh. Cụ thể, toàn bộ thức ăn cho đàn được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên như cám gạo, đậu tương, ngô trộn với chế phẩm E.M, sau đó ủ lên men. Thức ăn này chứa các enzym có lợi cho hệ tiêu hóa của lợn, giúp hạn chế tối đa các loại bệnh về đường ruột, đồng thời tăng sức đề kháng.

Bên cạnh đó, toàn bộ nền chuồng, trại được trải bằng lớp mùn cưa có tưới chế phẩm E.M, giúp thấm hút và phân hủy các chất thải. Đối với nền chuồng này, lợn có thể ủi, dũi mà không sợ bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, mật độ cá thể trong chuồng nuôi phải tuân thủ quy định, đảm bảo lợn có không gian vận động nhằm tăng sức đề kháng và cho thịt chắc hơn.

Mô hình sản xuất và kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ hiệu quả

Kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ hiệu quả

1. Chuẩn bị đất

Vùng đất được chọn làm rau hữu cơ nó phải cách ly với với các vùng đất khác bằng các tường rào hay các băng cỏ. Hay nói cách khác là tạo vùng đệm cách ly với các vùng sản xuất thông thường, việc cách ly đó nhằm tránh thuốc hóa học, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, các chất kháng sinh từ các vùng đất sản xuất thông thường lây nhiễm qua.

2. Chuẩn bị phân bón

Yêu cầu đầu tiên tất yếu để trồng rau hữu cơ là không được phép sử dụng phân bón hóa học. Nên sử dụng dịch trùn quế VUTA vì cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, các chất khoáng thiết yếu, acid humic, đa vi lượng như Ca, Cu, Fe,... kết hợp với các phân bò, phân gà, phân trâu, các loại rơm, các vật liệu xanh như phụ phẩm rau được ủ nóng tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

3. Phương pháp ủ nóng phân

- Chuẩn bị phân bón như phân bò, phân gà, phân heo…cung cấp chất đạm.

- Các vật liệu xanh như phụ phẩm rau, củ, cây cỏ tươi…cung cấp các khoáng chất.

- Các vật liệu như rơm, lá khô …cung cấp kali.

Chế phẩm sinh học Trichoderma Bima nhằm ử nóng cho phân nhằm hoai mục và khi bón tạo các chuẩn vi sinh vật có lợi ức chế được các bệnh về tuyến trùng, thối cổ rễ, chết yểu, héo rủ... tạo điều kiện cho vi sinh vật cố định đạm phát triển, tạo điệu kiện cho rễ cây phát triển.

Dùng 3 - 4 kg Trichoderma Bima dùng cho 1 tấn phân, vật liệu xanh, rơm rạ, lá khô, trộn đều để ủ  trong điều kiện ẩm 50 - 55% và sau 25 - 30 ngày thì mình đảo đều và phun nước nhằm tạo độ ẩm thấy chưa hoai thì tiếp tục ủ 30 ngày thì phân sẽ hoai hoàn tào và có thể đêm sử dụng được.

Khi ủ như vậy lúc đầu nhiệt độ có thể lên 60oC nên diệt được nguồn sâu bệnh.

Đặc biệt không được phép dùng phân tươi để bón, tất cả các nguyên liệu trên đều qua xử lý và phải ủ mới được bón.

1 số lưu ý cần biết khi trồng rau hữu cơ

Nguồn đất trồng rau hữu cơ cần đáp ứng:

  • Không bị ảnh hưởng bởi chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, bãi rác…
  • Gần nguồn nước sạch, có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Vấn đề thoát nước của vùng đất đó (đất trồng không nên giữ quá nhiều nước)
  • Đất được mang đi kiểm định đảm bảo không có kim loại nặng, hóa chất… đảm bảo đủ
  • dinh dưỡng trồng trọt. Nếu nguồn đất chưa thật sự tốt, bạn nên cải tạo, chuyển đổi trong một thời gian.
  • Bạn cũng đừng quên làm cho đất mềm mịn, tơi xốp bằng các thao tác cày xới, xen canh, luân canh...
  • Có thể tạo cách ly trang trại với bên ngoài bằng tường bao bọc hoặc trồng cỏ.
  • Nếu khu vực nhiều gió cần có hàng rào hoặc tường, thậm chí là nhà lưới để đảm bảo cây trồng không bị ảnh hưởng.
  • Nếu bạn muốn có chứng nhận hữu cơ thì cần đảm bảo chất lượng đất tốt nhất.

Nguồn nước

Để lấy được chứng nhận hữu cơ bạn cần đảm bảo trang trại rau của mình xa các khu ô nhiễm, nước thải, được cách ly là tốt nhất.  Hệ thống nước tưới cũng cần được kiểm định đạt chuẩn, không chứa kim loại nặng hay các hóa chất gây hại có thể ảnh hưởng đến cây trồng. Nếu nguồn nước không ổn, bạn cần có hệ thống xử lý trước khi đi vào tưới tiêu và tất cả quy trình này cũng cần được kiểm nghiệm và chứng nhận. Nên có hệ thống tưới khoa học, phù hợp với địa hình và môi trường trang trại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM